Ngày 28/2, UBND TPHCM tổ chức phiên họp về tình hình, kinh tế – xã hội tháng 2, hai tháng đầu năm 2025; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 3, năm 2025.

Báo cáo tại phiên họp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Thành phố đã tập trung, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2025.

Theo đó, kinh tế TPHCM 2 tháng đầu năm 2025 đạt nhiều kết quả khởi sắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 15,9% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu tăng 19,17%; doanh thu du lịch tăng 30,2%; khách quốc tế tăng 15,7%. Tổng dư nợ tín dụng tăng 13,16% so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 6,09%; thu hút FDI thu hút tăng 87,1%; thu ngân sách tăng 7,1%.

Trong 2 tháng đầu năm, Thành phố cũng tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, nhất là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

Công tác chăm sóc sức khỏe và y tế, giáo dục được chú trọng triển khai. Các hoạt động xây dựng kinh tế số, xã hội số tiếp tục được củng cố và tăng cường. Hoạt động đối ngoại được tổ chức hiệu quả với các hoạt động gặp gỡ, tiếp đón quốc tế. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được thực hiện nghiêm, giảm được thiệt hại do cháy nổ, tai nạn giao thông.

Ảnh minh họa – Nguồn: Báo ảnh Việt Nam

Sản xuất công nghiệp tăng đều ở hầu hết các ngành 

Trong IIP tháng 02/2022, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 112,0% so với tháng trước và tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,7% so với tháng trước và tăng 19,9% so cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện giảm 13,4% so với tháng trước và giảm 1,6% so cùng kỳ; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 3,9% so với tháng trước và tăng 6,8% so cùng kỳ.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, IIP trên địa bàn TP.HCM tăng 2,1% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,5%; sản xuất và phân phối điện giảm 2,0%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 4,2%.

Đối với ngành công nghiệp cấp II, có 19/30 ngành có chỉ số lũy kế hai tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ. Một số ngành tăng cao, như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 51,8%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 30,0%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 29,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 24,0%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 21,8%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 21,2%; sản xuất trang phục tăng 19,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 15,8%.

Một số ngành công nghiệp giảm so với cùng kỳ, như: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 60,8%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 37,4%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 35,3%; sản xuất đồ uống giảm 16,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 13,2%.

Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố, chỉ số sản xuất công nghiệp hai tháng đầu năm 2022 tăng 9,0% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngành hóa dược tăng 35,3%; ngành cơ khí tăng 6,2%; ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống giảm 1,5%; ngành sản xuất hàng điện tử giảm 13,2%. Các ngành công nghiệp truyền thống, chỉ số sản xuất công nghiệp trong hai tháng đầu năm 2022 tăng 4,3% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 02/2022 ước tính giảm 1,7% so với tháng 01 và tăng 20,3% so với cùng kỳ. Tính lũy kế hai tháng đầu năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng 1,0% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành có mức tiêu thụ tăng mạnh. Cụ thể như: Sản xuất xe có động cơ tăng 52,7%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 39,0%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 38,2%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 29,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 28,5%…

So sánh với tháng đầu tiên của năm 2022, IIP của TP.HCM giảm 6,2% so với tháng 12/2021 và giảm 9,4% so cùng kỳ, do là tháng Tết và năm nay Tết đến sớm, thời gian hoạt động sản xuất trong tháng 1 ít hơn so với tháng 12 năm trước.

Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM Nguyễn Khắc Hoàng, hiện Thành phố vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn với số ca tử vong giảm, tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, Cục Thống kê TP.HCM vẫn lưu ý tình hình dịch vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp với biến chủng mới xuất hiện. Do đó, đòi hỏi chính quyền Thành phố cần tiếp tục thực hiện tốt phòng chống dịch Covid-19, mở cửa mạnh mẽ nền kinh tế và tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng.

Xuất nhập khẩu khởi sắc

Trong tháng 02/2022, đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới; tuy nhiên Cục Thống kê Thành phố ghi nhận hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của TP.HCM có những nét khởi sắc.

Hai tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 7.379,5 triệu USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ; riêng xuất khẩu không tính dầu thô đạt 7.117,6 triệu USD, tăng 4,3%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Thành phố xuất qua cảng Thành phố (gồm cả dầu thô) trong hai tháng đầu năm đạt 6.897,6 triệu USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 343,7 triệu USD, tăng 22,8%; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 2.280,2 triệu USD, tăng 33,7%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.273,7 triệu USD, giảm 3,0%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu qua cảng của Thành phố: Nhóm hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đạt 695,3 triệu USD, tăng 63,3% so với cùng kỳ và chiếm 10,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhóm hàng lâm sản có giá trị xuất khẩu đạt 146,2 triệu USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 2,1%. Nhóm hàng thủy hải sản có giá trị xuất khẩu đạt 179,3 triệu USD, tăng 85,2% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 2,6%. Nhóm hàng công nghiệp có giá trị xuất khẩu đạt 5.313,1 triệu USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 77,0%… Riêng mặt hàng dầu thô, sản lượng xuất khẩu trong hai tháng đầu năm 2022 đạt 466,6 ngàn tấn (tăng 34,1%) với giá trị đạt 261,9 triệu USD (tăng 74,7%).

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 19,2% tỷ trọng xuất khẩu (1.326,1 triệu USD). Thứ hai là Mỹ với 19,2% tỷ trọng (1.323,2 triệu USD). Kế đến là Hong Kong 6,6% tỷ trọng; Nhật Bản 6,5% tỷ trọng…

Trong khi đó, về xuất khẩu, ghi nhận cho thấy, hai tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TP.HCM tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 9.948,7 triệu USD, tăng 10,0% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua các cảng TP.HCM đạt 9.154,7 triệu USD, chiếm 92,0% tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước và tăng 17,3% so với cùng kỳ; trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 200,9 triệu USD, tăng 41,1%; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 4.032,8 triệu USD, tăng 7,8%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.921,0 triệu USD, tăng 25,5%.

Tính chung tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của TP.HCM hai tháng đầu năm 2022 đạt 17.328,2 triệu USD (cùng kỳ đạt 18.912,2 triệu USD); trong đó xuất khẩu đạt 7.379,5 triệu USD. Ước nhập siêu 2.569,2 triệu USD.

TP.HCM là thành phố sản xuất công nghiệp, là trung tâm và đầu tàu kinh tế của cả nước. Do vậy, nhập khẩu hàng hóa chủ yếu tập trung vào máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ…

Theo đó, cơ cấu nhóm hàng hóa nhập khẩu qua cảng Thành phố trong hai tháng đầu năm 2022 gồm: Nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu đạt 2.800,9 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 30,6%. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 5.203,9 triệu USD, tăng 25,7%, chiếm tỷ trọng 56,8%. Nhóm hàng tiêu dùng đạt 388,1 triệu USD, tăng 33,0%, chiếm tỷ trọng 4,3%…

Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm 32,5% tỷ trọng nhập khẩu); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (17,7% tỷ trọng); vải các loại (3,2% tỷ trọng); chất dẻo nguyên liệu (3,4% tỷ trọng)…

Tìm các giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được chủ trì phiên họp về tình hình, kinh tế – xã hội tháng 2, hai tháng đầu năm 2025; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 3, năm 2025

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được nhấn mạnh, thời gian qua TPHCM tiếp tục phát triển khá toàn diện, đóng góp lớn và giữ cực tăng tưởng của cả nước. Tuy nhiên, còn một số tồn tại, khó khăn, liên quan đến hạ tầng, các điểm nghẽn thu hút nhà đầu tư; tỉ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng so với tháng 1 là một vấn đề rất đáng lo ngại.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được lưu ý, nhiệm vụ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trên 10% là rất nặng nề khi Thành phố vừa tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa chuẩn bị chu đáo lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.

Đồng chí Nguyễn Văn Được chỉ ra 2 bài toán trước mắt và lâu dài mà TPHCM cần giải quyết, đó là thực hiện tốt công tác giải ngân đầu tư công; tháo gỡ những “cục máu đông” đang gây nghẽn cho nền kinh tế, đưa các dự án đi vào vận hành và tạo nguồn thu.

Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, để đạt mục tiêu phát triển 2 con số, Thành phố cần tập trung vào 4 nhóm vấn đề như: Thúc đẩy đầu tư công; giải quyết các công trình, dự án tồn đọng; thực hiện các nhiệm vụ còn lại để triển khai Nghị quyết 98/2023/QH15 và huy động vốn đầu tư toàn xã hội.

Thành phố đã xác định mục tiêu trong năm 2025, tổng vốn đầu tư toàn xã hội phải đạt trên 600.000 tỷ đồng, phấn đấu đạt trên 620.000 tỷ; trong đó đầu tư công phải đạt trên 95% kế hoạch năm.

TS. Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, cho rằng, để tăng trưởng trong thời gian ngắn hạn, (tức là trong năm 2025), Thành phố phải tập trung cho đầu tư xã hội, đầu tư công, huy động tất cả nguồn lực đầu tư từ xã hội với tổng vốn hơn 600.000 tỷ đồng.

Chia sẻ về tình hình thực hiện một số công trình trọng điểm, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM, cho biết năm 2025, các dự án hạ tầng giao thông bước vào giai đoạn tăng tốc, các công trình giao thông lớn dần hoàn thiện; thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Tại cuộc họp, UBND TPHCM đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện trong tháng 3. Trong đó, tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TPHCM, UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức theo quy định của Trung ương.

Đồng thời, rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quyết định về ủy quyền cho các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM.

Thành phố tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025; nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2025. Khẩn trương hoàn tất công tác bàn giao mặt bằng; điều chỉnh quy hoạch liên quan làm cơ sở triển khai thực hiện dự án.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo phương châm thi công “3 ca, 4 kíp”, phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu để bảo đảm lực lượng làm việc thường xuyên, liên tục nhằm rút ngắn thời gian thi công những vẫn phải bảo đảm chất lượng công trình. Đảm bảo tiến độ các công trình trọng điểm, công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nguồn Tổng hợp