Thẳng thắn nhìn nhận hạn chế, khó khăn
Bước vào giai đoạn 2016 – 2020, bên cạnh những thời cơ thuận lợi, Việt Nam sẽ phải đối mặt vượt qua những khó khăn, thách thức không nhỏ.
Trước hết, những điều kiện bên ngoài là sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới, tình hình phức tạp, căng thẳng, khó lường ở khu vực và thế giới. Do đó, trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng, giai đoạn 2016 – 2020 sẽ vừa mở ra cơ hội và thách thức.
Trong khi đó, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phát triển rất lớn, đặc biệt là kinh tế, hạ tầng, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống, giáo dục, y tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, trong khi nguồn lực còn hạn chế.
Ngoài ra, những hạn chế về quản trị của Nhà nước với nền kinh tế, về cơ cấu kinh tế, về thể chế luật pháp cơ chế chính sách cũng chưa đáp ứng kịp yêu cầu cho sự phát triển và hội nhập.
Hướng tới phát triển nhanh và bền vững hơn
Mục tiêu phát triển 5 năm tới sẽ nhanh hơn, bền vững hơn với 4 trụ cột:
Thứ nhấtlàtăng trưởng kinh tế cao hơn, bền vững hơn. Theo đó, GDP bình quân sẽ ở mức 6,5% – 7%, trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định.
Thứ hailà phát triển nhanh, bền vững, phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội, văn hoá, giáo dục, cải thiện đời sống, lấy con người làm mục tiêu, trung tâm phát triển.
Thứ balà bảo vệ và cải thiện môi trường sống, và Việt Nam có cam kết mạnh mẽ, đã và đang thực hiện.
Thứ tưlàđảm bảo môi trường hoà bình, ổn định, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội…
Để đạt được các mục tiêu trên, sẽ tiếp tục nhất quán thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược:
Thứ nhất,tiếp tục hoàn thiện thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường, thể chế Nhà nước pháp quyền, do dân, vì dân, của dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
Thứ hai,phát triển giáo dục đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, gắn với ứng dụng, sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.
Thứ ba,huy động các nguồn nhân lực, nguồn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Đồng thời, cần thực hiện 5 nhóm giải pháp gồm:
Thứ nhất,tiếp tục tập trung bảo đảm tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế. Gắn với tái cơ cấu hiệu quả nền kinh tế: tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng, tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Giữ bội chi ngân sách dưới 4%. Bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn, sử dụng hiệu quả nợ công. Bảo đảm an toàn quỹ bảo hiểm xã hội.
Thứ hai,Chính phủ Việt Nam tiếp tục tập trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Tức là thực hiện đầy đủ hơn, hiện đại hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế về thể chế kinh tế thị trường. Tạo lập và phát triển các định chế kinh tế thị trường, để vận hành đồng bộ và hiệu quả. Trong đó có thị trường đất đai; thị trường vốn; lao động; thị trường khoa học công nghệ…
Thứ ba,Chính phủ Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế, hiệu quả, trọng tâm là kinh tế quốc tế. Với 14 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã đàm phán, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải hoàn thiện thể chế, luật pháp, môi trường để huy động mọi nguồn lực phát triển.
Thứ tư,Chính phủ Việt Nam, Nhà nước Việt Nam tập trung phát triển tốt hơn văn hoá, bảo đảm công bằng, an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện tốt hơn đời sống người dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, xa, dân tộc thiểu, số. có những chính sách riêng để đảm bảo không có khoảng cách khá xa.
Thứ năm,nâng cao năng lực quản trị quốc gia, quản trị nền kinh tế. Xây dựng Nhà nước pháp quyền, tập trung hoàn thiện thể chế luật pháp, bảo đảm quyền dân chủ, tự do, quyền sở hữu của người dân, theo Hiến Pháp 2013. Đi liền với cải cách thể chế là thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
(nguồn Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng Thành phố tổng hợp từ
Thông tấn xã Việt Nam và các tạp chí chuyên ngành)