Đó là:
– Tiến trình dân chủ hóa không chấp nhận cường quyền, đòi hỏi bình đẳng, công lý, minh bạch ở mọi nơi và ở mọi cấp độ, trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc gia và quốc tế;
– Nhu cầu phát triển để thoát khỏi đói nghèo, lệ thuộc, nhưng phát triển phải đi liền với bảo vệ môi trường và khái niệm phát triển bền vững ra đời và xem lại mô hình phát triển;
– Khoa học, công nghệ và đặc biệt công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phát triển như vũ bão, không bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của trật tự hai cực do hai siêu cường chi phối, cũng như sự thay đổi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế từ “tổng bằng không”sang “cùng thắng”;
– Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đặc trưng hóa quan hệ quốc tế trong những thập kỷ cuối thể kỷ XX, càng ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong đời sống quốc tếbất chấp những hiện tượng và dự báo đi ngược lại xu thế này như khủng bố, tính dễ đổ vỡ trong quan hệ quốc tế (QHQT), xung khắc văn hóa và sắc tộc, đụng độ giữa các nền văn minh,…
– Các vấn đềtoàn cầu mang mọi màu sắc mà các nhà nghiên cứu gọi là các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, mọi loại tội phạm xuyên biên giới, buôn bán ma túy, vũ khí đến buôn bán người dưới mọi hình thức, bệnh dịch,… đòi hỏi sự hợp tác quốc tế sâu rộng, vượt qua mọi rào cản vể nhận thức, về chế độ chính trị, về luật pháp, về vănhóa, về tôn giáo;
– Tiến trình toàn cầu hóa, từ chỗ chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế đã và đang lan rộng sang mọi lĩnh vực;
– Lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc tối thượng trong quan hệ quốc tế mang tính quyết định phương cách hành xử của mọi quốc gia.
Thếgiới trong những thập kỷ đầu thếkỷ XXI
Theo các nhà phân tích quốc tế, thế giới và quan hệ quốc tế trong hai,ba thập kỷ đầu của thế kỷ XXI vẫn phát triển theo chiều hướng đã được nhiều lần nhận định, nhưng có những nét mới cần theo dõi và nghiên cứu.
Thứ nhất,sau một thời gian chuyển tiếp, trật tự thế giới mới đã bắt đầu định hình. Đó là, sẽ từ trật tự một siêu đa cường chuyển dần sang đa cực với những đặc trưng.
Thứ hai,hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thếchủ đạo của quan hệ quốc tế, nhưng khả năng nước lớn sửdụng vũ lực trong quan hệ quốc tế với các nước nhỏ có chiều hướng tăng lên. Xu hướng tăng cường, hiện đại hoá quốc phòng, cạnh tranh về các vấn đềvũ khí chiến lược, vũ trụ gia tăng giữa một số nước lớn và ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ ba,vai trò, ảnh hưởng và sức mạnh của châu Á-Thái Bình Dương ngày càng tăng lên; cán cân quyền lực chuyển dần sang châu Á và có dự kiến cho rằng thời điểm đó là năm 2050 khi GDP của Trung Quốc bằng Mỹ. Hiện nay có một số nét mới đáng lưu ý. Một là,ảnh hưởng củaTrung Quốc và các cường quốc khu vực khác như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ ngày càng tăng làm cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, tạo ra những xu thế tập hợp lực lượng mới. Điều đáng lưu ý là tập hợp lực lượng dựa trên lợi ích quốc gia và tùy thuộc vào mối quantâm cũng như những vấn đề đặt ra ở thời điểm cụ thể đối với mỗi quốc gia. Hai là,trạng thái “vừa hợp tác,vừa đấu tranh”là khuôn khổ chung cho quan hệ quốc tế, nhưng chủ yếu xoay quanh các nước lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.Ba là,nhiều thể chế đa phương, cơ chếhợp tác và đối thoại giữa các nước trong khu vực đã và sẽ tiếp tục hình thành để điều tiết các mối quan hệ quốc tế đan xen phức tạp. Bốn là,khu vực này vẫn còn tồn tại một số vấn đề và điểm nóng chưa được giải quyết như Đài Loan, Bán đảo Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông… Năm là,“xã hội dân sự”bắt đầu hình thành và quan tâm đến các vấn đề của một xã hội thông tin nhưtựdo, dân chủ, nhân quyền… Chính phủ của mỗi quốc gia sẽ có cách ứng xử riêng -ủng hộ hay hạn chế- đối với “xã hội dân sự”tùy thuộc vào đặc thù của mỗi nước.
Thứ tư,tại Đông Nam Á, với việc thông qua Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ASEAN đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới theo hướng thể chế hóa cao hơn và ràng buộc chặt chẽ hơn về pháp lý. Nhưng nội tình một vài nước không ổn định – không loại trừ có biến động lớn – làm giảm vài trò của Hiệp hội. Vẫn tồn tại hai xu hướng ứng xử trong nội bộ ASEAN: hoặc các nước ASEAN thống nhất, đoàn kết nhằm có một tiếng nói chung vềnhững vấn đề trọng yếu, hoặc các nước áp dụng phương thức “tùy nghi ứng xử”. Đông Nam Á tiếp tục là địa bàn tranh chấp chiến lược rất mạnh giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ-Trung,Trung – Nhật. Nhật Bản rất lo ngại các nước ASEAN ngả theo Trung Quốc và xa rời Mỹ.
Khoa học, công nghệ, mô hình phát triển
Trong thể kỷ XX, con người đã sản sinh ra biết bao phát minh, sáng chế và trí tuệ con người hầu như không có giới hạn. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứtư mà đặc trưng là cuộc cách mạng tin học đang diễn ra với nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực. Khi khoa học và công nghệ gắn chặt với nhau đã làm đảo lộn những khái niệm quen thuộc về thế giới vật chất, đưa tới những thành tựu kỳ diệu trong mọi lĩnh vực khoa học, đồng thời tạo ra những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc trong mọi mặt đời sống nhân loại, rút ngắn mọi khoảng cách và xóa nhòa mọi ngăn cách tự nhiên lẫn nhân tạo trên trái đất.
Trong thế kỷ XXI, cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục là động lực chủ yếu đối với tiến trình phát triển của kinh tế thế giới. Hệ quả là cơ cấu kinh tế thế giới sẽ tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ sang nển kinh tế tri thức với những đặc điểm mới về chu kỳ, tốc độ phát triển, môi trường cạnh tranh, tạo ra các cơ hội cũng như thách thức mới đối với các nước.
Với sự phát triển và đổi mới như vũ bão của công nghệ thông tin, truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế. Không ai phủ định những tiện ích của các phương tiện truyền thông mới, nhưng có lẽ chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về những nguy cơ mà nó đang tạo ra. Trước hết đó là nguy cơ làm nghèo đi đời sống tinh thần của mỗi thành viên và của cả cộng đồng. Nhiều nhà nghiên cứu đã cảnh báo về mối đe dọa đối với tính đa dạng trong đời sống tinh thần của nhân loại. Chưa bao giờ như hiện nay, con người phải đối mặt với một viễn cảnh không xa về quá trình đơn nhất hóa toàn diện: đơn nhất hóa về suy nghĩ, về tư tưởng;đơn nhất hóa vềvăn hóa, ngôn ngữ;đơn nhất hóa về lối sống, cách ứng xử. Cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng lệ thuộc vào truyền thông và truyền thông giống như một loại ma túy. Nguy hiểm nhất là truyền thông đang làm thay đổi vai trò lãnh đạo con người đối với mọi mặt của cuộc sống và đảo lộn mọi định chế đãhình thành hàng trăm năm của cộng đồng loài người như gia đình, xã hội, văn hóa, giáo dục, vui chơi giải trí… Thuyết thiết lập chương trình nghị sự (setting agenda) về nghiên cứu ra đời ở thập niên 70 thế kỷ XX đã cảnh báo nguy cơ này.
Các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản vẫn đi đầu trong khoa học công nghệ và vẫn muốn độc quyền các công nghệ chủ chốt và công nghệ mới, từ đó duy trì được vị thế có lợi trong cạnh tranh sức mạnh toàn cẩu. Chỉ một số nước hay lãnh thổ đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan thực sự thành công trong chiến lược công nghiệp hóa và chuyển đổi cơ cấu, xây dựng nền kinh tế tri thức.Vào thập niên cuối của thếkỷ XX,Trung Quốc vươn lên là một cường quốc về mọi mặt, nhưng trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI vẫn chưa thể phát triển được một nền khoa học và công nghệ tiên tiến hàng đầu, ngoại trừ một số lĩnh vực. Các nước chậm phát triển hơn ra sức thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ với các nước phát triển, nhằm có được một vị trí thuận lợi hơn trong phân công lao động quốc tế. Đại đa số các nước khác vẫn loay hoay về mô hình phát triển hay chưa thể bứt phá lên được do vẫn chỉ phát triển kinh tế theo bề rộng, dựa vào khai thác tài nguyên và có nguy cơ hủy hoại môi trường. Trong bối cảnh đó, cạnh tranh về khoa học và công nghệ sẽ diễn ra ngày một gay gắt, quyết liệt. Mô hình phát triển phải dựa trên khoa học công nghệ tiên tiến hàng đầu, nguồn nhân lực sáng tạo, hội nhập quốc tế toàn diện và đóng góp cho nhân loại. Từ đó phải thay đổi triệt để tư duy về mô hình phát triển, về vai trò của nhà nước, doanh nghiệp, về cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà nước, về triết lý đào tạo con người từ phổ thông đến đại học, từ nhân viên đến cán bộ quản lý, lãnh đạo ở mọi cấp.
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một hiện tượng khách quan và có tính ràng buộc đối với tất cả các nước,kể cả các nước lớn. Nó tiếp tục phát triển và sâu sắc hơn chuyển từ kinh tế sang mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả chính trị và thiết chế. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, ngày càng có nhiều nước chấp nhận mô hình kinh tế thị trường với những quyluật của nó về quan hệ thương mại, đầu tư và phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Điều này tạo điều kiện và cơ sở cho tất cả các nước có thể tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và đẩy nhanh tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá. Hơn nữa, Toàn cầu hóa đòi hỏi mọi nước phải tự điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp. Trước hết đó là thay đổi về tư duy nhận thức, theo đó không một quốc gia nào có thể đóng cửa để tự phát triển kinh tế mà không cần đến nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường, nhiên liệu… từ bên ngoài. Nhận thức này thúc đẩy các nước ngày càng mở cửa rộng hơn về kinh tế, hội nhập sâurộng hơn và từ đó đẩy nhanh hơn tình trạng tuỳ thuộc lẫn nhau.
Tình trạng tùy thuộc lẫn nhau còn được thể hiện trong việc xuất hiện các vấn đề toàn cầu: khủng bố, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, đói nghèo, môi trường… Đây là những vấn đề không chỉ mang tính toàn cầu về quy mô, mà hơn thế nữa mọi giải pháp đòi hỏi một sự hợp tác quốc tếtoàn diện, không một nước nào, dù lớn hay nhỏ có thể tự giải quyết nếu không có hợp tác với bên ngoài.
Câu hỏi đặt ra là dưới tác động của khoa học công nghệ và cuộc chạy đua về lợi nhuận, toàn cầu hóa sẽ đi đến đâu? Con người có thể kiểm soát và định hướng được toàn cầu hóa không?
Quan niệm về chiến tranh và cuộc chiến chống khủng bố
Quan niệm về bản chất của chiến tranh thay đổi theo thời đại.Trước đây, chiến tranh là phương cách cuối cùng để giải quyết xung đột giữa các quốc gia; nguyên nhân chủ yếu của chiến tranh là xung đột lợi ích và trước hết là tranh chấp lãnh thổ và chiến tranh bao giờ cũng có người thắng kẻ thua. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ dẫn đến việc xuất hiện vũ khí hạt nhân đã làm đảo lộn hoàn toàn bản chất chiến tranh. Chiến lược răn đe và cân bằng khủng bố đã làm nhụt chí những ai muốn dùng sức mạnh quân sự để áp đặt ý chí của mình. Chiến tranh ngày nay là hủydiệt và không thể dự báo trước ai thắng ai thua. Nguyên nhân chiến tranh rất phức tạp: tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, kinh tế, gây ảnh hưởng, văn hóa, sắc tộc… Phạm vi chiến tranh có thể là quốc tế, quốc gia và thậm chí cả nội bộ sắc tộc.Do vậy,đàm phán thay thế chiến tranh để giàn xếp xung đột,ngoại giao phòng ngừa hay ngoại giao giải quyết xung đột gặp nhau ở đây và trùng hợp nhau về mọi phương diện.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và lệ thuộc lẫn nhau đang tăng lên, với tư duy mới về an ninh và phát triển và kinh nghiệm đau thương về chiến tranh, có thể nói ít có khả năng xảy ra đụng độ lớn về quân sự giữa các cường quốc trong những thập kỷ tới, dù cho đấu tranh giữa các nước lớn sắp xếp lại trật tự thế giới có thể diễn ra phức tạp và căng thẳng.
Xung đột cục bộ có khả năng ngày càng phức tạp hơn. Tình trạng nước lớn đánh nước nhỏ, các nước lớn “xung đột” ở khu vực “ngoại vi”, xung đột về biên giới, lãnh thổ, chiến tranh giữa các nước nhỏ… diễn ra một cách phổ biến.
Mâu thuẫn sắc tộc và tình trạng bạo loạn cũng diễn ra phổ biến ở nhiều nước.Tình hình nội trị của nhiều nước sẽ tiếp tục có nhiều phát triển phức tạp.Trào lưu dân chủ hóa thông qua các hình thức bầu cử và các diễn biến chính trị khác như đảo chính quân sự, phong trào ly khai, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo cực đoan sẽ tiếp tục diễn ra ởnhiều nước.
Cuộc chiến chống khủng bố tiếp tục chi phối chiến lược, chính sách đối nội cũng như đối ngoại của hầu hết các nước, làm thay đổi cách nhìn nhận về nhiều vấn đề quốc tếvà buộc các nước phải nhìn nhận lại cách tiếp cận quan hệ với nhau. Chính cuộc chiến chống khủng bố đã củng cố vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Lợi dụng cuộc chiến này, Mỹ gây sức ép buộc các nước phải chấp nhận một số biện pháp an ninh của Mỹ, tìm cách chi phối quan hệ quốc tế và chính sách của các nước. Trong cách giải quyết các khủng hoảng khác, Mỹ cũng đưa “tiêu chí chống khủng bố” lên hàng đầu, ngăn chặn phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Cách tiến hành, diễn biến, quymô và kết cục của cuộc chiến chống khủng bố, cũng như cách giải quyết các vấn đề toàn cầu khác sẽ tác động đến vấn đề tập hợp lực lượng và cách ứng xử của mỗi nước trong quan hệ quốc tế.Tình hình Trung Đông và Syriatrong những năm 2014 – 2016 cho thấyvai trò và lợi ích đan xen rất phức tạp giữa Nga và Mỹ.
Quan hệ giữa các nước lớn và tác động đến các nước khác
Quan hệ giữa các nước lớn, đặc biệt quan hệ Mỹ-Trung sẽ chi phối quan hệ quốc tế nói chung và tác động đến quan hệ giữa các nước với một trong hai nước này. Các nước lớn tránh tối đa các cuộc đụng độ trực tiếp, tìm cách tập hợp lực lượng có lợi cho mình, kiềm chế nước khác, duy trì ổn định và nguyên trạng ở những nơi mà quyền lợi của họ bị động trạm trực tiếp nếu có đột biến.
Mỹ cần hợp tác hơn là đối đầu với mọi nước lớn nhằm duy trì tổng thể quan hệ quốc tế hiện nay,trong đó Mỹ là siêu cường duy nhất và mọi vấn đề quốc tế không thể được giải quyết mà không có Mỹ. Do vậy, Mỹ sẽ buộc phải sử dụng nhiều đến quyền lực mềm thể hiện qua việc tìm cách cải thiện quan hệ với châu Âu, quan tâm trở lại châu Á và tìm giải pháp cho các cuộc khủng hoảng khu vực còn lại. Đặc biệt, Mỹ nhìn nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một thực tế và ngày càng hợp tác hơn với Trung Quốc – mặc dù không bỏ lỡ những thời cơ thuận lợi khống chế Trung Quốc – để giải quyết các vấn đề quốc tếmà Trung Quốc có tiếng nói.
Xuất phát từ những chuyển biến mới trong quan hệ quốc tế, đặc biệt ở các nước thuộc Liên Xô cũ, Mỹ có chuyển hướng không can thiệp thô bạo mà khuyến khích tiến trình dân chủ bên trong mỗi nước nhằm gây sức ép đối với Nga về các nước trong SNG, đối với Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác, đặc biệt về nhân quyền, tự do…
Trung Quốc tìm cách lớn mạnh nhanh, đồng thời cố chứng minh là sự lớn mạnh của họ không đe dọa nước khác và Trung Quốc là một nước“bình thường” có trách nhiệm với thế giới và khu vực… Trong những năm tới,Trung Quốc tìm cách tập hợp lực lượng có lợi cho họ và tạo ra một hình ảnh“hấp dẫn”về quốc gia đông dân nhất này, đồng thời tham gia mạnh mẽvào công việc quốc tế và khu vực, tránh đụng độ trực tiếp với Mỹ chỉ trừ phi lợi ích của họ bị Mỹ xâm hại như khuyến khích Đài Loan tuyên bố độc lập.
Sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến khu vực, Việt Nam và luôn làm cho các nước lo ngại vì các nước thiếu lòng tin với Trung Quốc.Hơn nữa, Trung Quốc sẽ gây sức ép mạnh hơn nữa đối với các nước, trước hết là Việt Nam trong quan hệ với Đài Loan và các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Rất có thể Trung Quốc sẽ đặt ta trước sự đã rồi trong vấn đề Biển Đông bằng cách áp dụng nguyên tắc “cùng khai thác”với các nước khác.
Các nước kể cả Ấn Độ công khai thừa nhận vai trò lãnh đạo của Mỹ trong quan hệ quốc tế và đặc biệt sự có mặt không thể thiếu được của Mỹ ở châu Á vì sự ổn định, hòa bình và cân bằng lực lượng ở khu vực và vì sự phát triển của các nước. Nhưng đồng thời, các nước trong khu vực đều điều chỉnh quan hệ theo hướng ngày càng cân bằng hơn với cả Trung Quốc và Mỹ nhằm vừa tận dụng cơ hội hợp tác với Trung Quốc, đồng thời vừa đối phó được với sự lớn mạnh của nước này nhờ vào quan hệ với Mỹ.
Quan hệ giữa các nước lớn và việc các nước điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc và Mỹ cho thấy rõ sự đan xen quan hệ và lợi ích trên thế giới hiện nay. Nhìn rộng ra thế giới, kịch bản mà các nước không muốn là trong tương lai Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn nhất chí với nhau để lãnh đạo thế giới.
(nguồn Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng Thành phố)