Mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 19-8-1945
Bài học này tiếp tục được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; trong xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới và hội nhập. Thành công của Cách mạng Tháng Tám là sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân. Trong đó, lực lượng quyết định chính là vai trò của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
1. Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Khi Nhật đầu hàng ở Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam là giành được chính quyền thông qua cuộc tổng khởi nghĩa mà không có tiếng súng, không có đổ máu. Bài học thành công của Cách mạng Tháng Tám đó là nhờ đoàn kết được toàn dân. Có dân là có cách mạng, có thành công. Vận động được quần chúng, làm cho quần chúng hưởng ứng tạo ra một sức mạnh rất vĩ đại, không có gì sánh được.
Những ngày mùa thu của 72 năm về trước, Bác Hồ từ Cao Bằng trở về Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Người đã chọn xã Tân Trào, huyện Sơn Dương làm thủ đô Khu giải phóng, căn cứ địa cách mạng. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã dựa vào dân, gấp rút chuẩn bị cho “Quốc dân Đại hội”. Ông Hoàng Ngọc, năm nay 82 tuổi, ở xã Tân Trào nhớ lại: “Ngày ấy, cán bộ về dự Quốc dân Đại hội đã ở nhà ông và một số gia đình khác. Nhân dân ăn gì, cán bộ ăn nấy. Tất cả dân làng đều hết lòng ủng hộ cách mạng. Các cụ lão thành giáo dục con cháu làm cách mạng, thanh niên vào tự vệ đỏ, phụ nữ giã gạo, nấu cơm phục vụ bộ đội”. Bản thân ông Ngọc khi đó là cậu bé 10 tuổi nhận nhiệm vụ đi chăn trâu và phát hiện người lạ mặt vào làng để báo cho bộ đội biết. Không khí cách mạng thực sự sôi sục. Tất cả nhân dân nhộn nhịp chuẩn bị, cái gì cũng ủng hộ cho cách mạng. Ra ngoài đình, Bác bảo làm gì thì nhân dân làm cái đó như vệ sinh, nấu cơm cho Quốc dân Đại hội.
Ông Vũ Oanh, nguyên Trưởng đoàn đại biểu cách mạng Hà Nội đi dự Quốc dân Đại hội tại Tân Trào, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng kể lại, Cách mạng Tháng Tám, khi Đảng chưa đứng ra công khai lãnh đạo, mới chỉ có 5.000 đảng viên, thông qua Mặt trận Việt Minh đã tập hợp trên 20 triệu đồng bào làm cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử. Chính nhân dân đã đẩy cách mạng đi tới thắng lợi. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân và phải dựa vào dân, phát huy sức dân để giành thắng lợi. Đại hội Quốc dân Tân Trào là đại hội của đoàn kết cả dân tộc. Bác Hồ quy tụ, đặt vấn đề đại đoàn kết để giành thắng lợi.
Khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công” thể hiện phải dựa vào dân, phát huy sức dân để giành thắng lợi và có dân là có tất cả. Dân làm chủ cách mạng và dân đẩy cách mạng đi tới thắng lợi. PGS-NGND Lê Mậu Hãn cũng cho rằng, ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp thì cao trào cách mạng lên. Dưới ngọn cờ Mặt trận Việt Minh của Đảng Cộng sản, Bác Hồ đặt ra vấn đề cách mạng phải phát động toàn dân, nêu cao ngọn cờ dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân, bất cứ công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản…, ai có tinh thần yêu nước đều được động viên tham gia các hoạt động cứu quốc của Việt Minh.
Cùng thời điểm ấy, tại Hà Nội, hàng vạn người dân Hà Nội đã tỏa ra từ trung tâm Ba Đình đến các quận, huyện để biểu tình, mít tinh cách mạng. Đi đến đâu, cuộc diễu hành được nhân dân tiếp sức đến đó. Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, cướp kho súng Nhật, trừ khử mật thám, việt gian… đến việc toàn dân đồng lòng xuống đường mít tinh ủng hộ cách mạng, ủng hộ Việt Minh, từ đó tạo nên thời cơ chín mùi để tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
2. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từng nhấn mạnh, bài học của Cách mạng Tháng Tám cần được tổng kết, không phải cho quá khứ, mà để vận dụng trong sự nghiệp cách mạng hiện nay. Quan trọng nhất là cần chuyển hóa bài học của Cách mạng Tháng Tám vào bối cảnh hiện nay, để công cuộc xây dựng đất nước tiến nhanh, tiến mạnh. Nếu không vận dụng đúng thì vô nghĩa. Bài học cơ bản của Cách mạng Tháng Tám là đoàn kết toàn dân, nhân dân đứng lên làm cách mạng dưới dự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ. Cách mạng Tháng Tám không phải chỉ là để giải phóng dân tộc mà là để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những bài học của Cách mạng Tháng Tám cần được phát huy, nếu Đảng gần dân, sát dân thì sẽ phát huy được sức mạnh của dân tộc.
Cách mạng Tháng Tám thành công để lại bài học đoàn kết lấy dân làm gốc. Sức mạnh của Đảng luôn cần có sự đoàn kết toàn dân. PGS-TS Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cả lý luận lẫn thực tế đều đã chứng minh rằng, một trong những điều làm nên sức mạnh cho Đảng là lòng tin của nhân dân. Khi dân tin vào Đảng, Đảng nói và làm thì sức mạnh của Đảng càng được nhân lên.
72 năm trôi qua, Cách mạng Tháng Tám vẫn là một sự kiện diệu kỳ trong lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám với bài học đoàn kết lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc, điều đó đòi hỏi Đảng ta luôn phải hết sức trong sáng về đạo đức, minh bạch trong hành động để giữ được niềm tin của nhân dân. “Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Đảng viên mắc kỷ luật đến đâu thì phải xử lý đúng theo kỷ luật của Đảng. Ai có kỷ luật đến đâu chúng ta xử lý đến đó. Mỗi lần như vậy chỉ có tăng sức mạnh của Đảng, tăng niềm tin của nhân dân”, PGS-TS Bùi Đình Phong nhắc lại.
1. Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Khi Nhật đầu hàng ở Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam là giành được chính quyền thông qua cuộc tổng khởi nghĩa mà không có tiếng súng, không có đổ máu. Bài học thành công của Cách mạng Tháng Tám đó là nhờ đoàn kết được toàn dân. Có dân là có cách mạng, có thành công. Vận động được quần chúng, làm cho quần chúng hưởng ứng tạo ra một sức mạnh rất vĩ đại, không có gì sánh được.
Những ngày mùa thu của 72 năm về trước, Bác Hồ từ Cao Bằng trở về Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Người đã chọn xã Tân Trào, huyện Sơn Dương làm thủ đô Khu giải phóng, căn cứ địa cách mạng. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã dựa vào dân, gấp rút chuẩn bị cho “Quốc dân Đại hội”. Ông Hoàng Ngọc, năm nay 82 tuổi, ở xã Tân Trào nhớ lại: “Ngày ấy, cán bộ về dự Quốc dân Đại hội đã ở nhà ông và một số gia đình khác. Nhân dân ăn gì, cán bộ ăn nấy. Tất cả dân làng đều hết lòng ủng hộ cách mạng. Các cụ lão thành giáo dục con cháu làm cách mạng, thanh niên vào tự vệ đỏ, phụ nữ giã gạo, nấu cơm phục vụ bộ đội”. Bản thân ông Ngọc khi đó là cậu bé 10 tuổi nhận nhiệm vụ đi chăn trâu và phát hiện người lạ mặt vào làng để báo cho bộ đội biết. Không khí cách mạng thực sự sôi sục. Tất cả nhân dân nhộn nhịp chuẩn bị, cái gì cũng ủng hộ cho cách mạng. Ra ngoài đình, Bác bảo làm gì thì nhân dân làm cái đó như vệ sinh, nấu cơm cho Quốc dân Đại hội.
Ông Vũ Oanh, nguyên Trưởng đoàn đại biểu cách mạng Hà Nội đi dự Quốc dân Đại hội tại Tân Trào, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng kể lại, Cách mạng Tháng Tám, khi Đảng chưa đứng ra công khai lãnh đạo, mới chỉ có 5.000 đảng viên, thông qua Mặt trận Việt Minh đã tập hợp trên 20 triệu đồng bào làm cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử. Chính nhân dân đã đẩy cách mạng đi tới thắng lợi. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân và phải dựa vào dân, phát huy sức dân để giành thắng lợi. Đại hội Quốc dân Tân Trào là đại hội của đoàn kết cả dân tộc. Bác Hồ quy tụ, đặt vấn đề đại đoàn kết để giành thắng lợi.
Khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công” thể hiện phải dựa vào dân, phát huy sức dân để giành thắng lợi và có dân là có tất cả. Dân làm chủ cách mạng và dân đẩy cách mạng đi tới thắng lợi. PGS-NGND Lê Mậu Hãn cũng cho rằng, ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp thì cao trào cách mạng lên. Dưới ngọn cờ Mặt trận Việt Minh của Đảng Cộng sản, Bác Hồ đặt ra vấn đề cách mạng phải phát động toàn dân, nêu cao ngọn cờ dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân, bất cứ công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản…, ai có tinh thần yêu nước đều được động viên tham gia các hoạt động cứu quốc của Việt Minh.
Cùng thời điểm ấy, tại Hà Nội, hàng vạn người dân Hà Nội đã tỏa ra từ trung tâm Ba Đình đến các quận, huyện để biểu tình, mít tinh cách mạng. Đi đến đâu, cuộc diễu hành được nhân dân tiếp sức đến đó. Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, cướp kho súng Nhật, trừ khử mật thám, việt gian… đến việc toàn dân đồng lòng xuống đường mít tinh ủng hộ cách mạng, ủng hộ Việt Minh, từ đó tạo nên thời cơ chín mùi để tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
2. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từng nhấn mạnh, bài học của Cách mạng Tháng Tám cần được tổng kết, không phải cho quá khứ, mà để vận dụng trong sự nghiệp cách mạng hiện nay. Quan trọng nhất là cần chuyển hóa bài học của Cách mạng Tháng Tám vào bối cảnh hiện nay, để công cuộc xây dựng đất nước tiến nhanh, tiến mạnh. Nếu không vận dụng đúng thì vô nghĩa. Bài học cơ bản của Cách mạng Tháng Tám là đoàn kết toàn dân, nhân dân đứng lên làm cách mạng dưới dự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ. Cách mạng Tháng Tám không phải chỉ là để giải phóng dân tộc mà là để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những bài học của Cách mạng Tháng Tám cần được phát huy, nếu Đảng gần dân, sát dân thì sẽ phát huy được sức mạnh của dân tộc.
Cách mạng Tháng Tám thành công để lại bài học đoàn kết lấy dân làm gốc. Sức mạnh của Đảng luôn cần có sự đoàn kết toàn dân. PGS-TS Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cả lý luận lẫn thực tế đều đã chứng minh rằng, một trong những điều làm nên sức mạnh cho Đảng là lòng tin của nhân dân. Khi dân tin vào Đảng, Đảng nói và làm thì sức mạnh của Đảng càng được nhân lên.
72 năm trôi qua, Cách mạng Tháng Tám vẫn là một sự kiện diệu kỳ trong lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám với bài học đoàn kết lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc, điều đó đòi hỏi Đảng ta luôn phải hết sức trong sáng về đạo đức, minh bạch trong hành động để giữ được niềm tin của nhân dân. “Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Đảng viên mắc kỷ luật đến đâu thì phải xử lý đúng theo kỷ luật của Đảng. Ai có kỷ luật đến đâu chúng ta xử lý đến đó. Mỗi lần như vậy chỉ có tăng sức mạnh của Đảng, tăng niềm tin của nhân dân”, PGS-TS Bùi Đình Phong nhắc lại.
Nguồn sggp.org.vn