Kỷ niệm 46 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng.

46 năm trước, ngày 7-1-1979 đã diễn ra một sự kiện trọng đại trong trang sử hào hùng của hai dân tộc Việt Nam và Campuchia: Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng.

Với thắng lợi này, quân và dân ta đã đánh tan quân xâm lược của tập đoàn phản động Pol Pot – Ieng Sary, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng man rợ nhất trong lịch sử loài người, bắt đầu công cuộc hồi sinh đất nước.

Xin gửi tới cán bộ, đảng viên, người lao động SATRA một số hình ảnh đoàn kết chiến đấu của Quân tình nguyện Việt Nam và quân dân Campuchia cùng hình ảnh về đất nước Chùa Tháp tươi đẹp sau 46 năm thoát khỏi họa diệt chủng.

Ngày 7-1-1979, lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng sân bay Pochentong (nay là Sân bay Quốc tế Phnom Penh). Ảnh: TTXVN

Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến vào Hoàng cung, giải phóng Phnom Penh (năm 1979). Ảnh: TTXVN

Trưa 7-1-1979, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô Phnom Penh, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, hồi sinh và mang lại tương lai tươi sáng cho đất nước Chùa Tháp. Ảnh: TTXVN

Người dân Campuchia mang nước đến cho bộ đội tình nguyện Việt Nam trong những ngày giúp dân Campuchia thu hoạch lúa – hình ảnh thắm đượm tình nghĩa quân dân Việt Nam – Campuchia trong chiến đấu lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. Ảnh: TTXVN

Nhân dân tỉnh Ratanakiri (Campuchia) đón chào các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam về giải phóng phum, sóc. Ảnh: TTXVN

Bộ đội Việt Nam và Campuchia bảo vệ đền Angkor Wat (tháng 7-1982). Ảnh: TTXVN

Người dân Campuchia mang nước đến cho bộ đội tình nguyện Việt Nam trong những ngày giúp dân Campuchia thu hoạch lúa – hình ảnh thắm đượm tình nghĩa quân dân Việt Nam – Campuchia trong chiến đấu lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. Ảnh: TTXVN

Sáng 3-5-1983, hơn 3 vạn người dân thủ đô Phnom Penh lưu luyến tiễn các chiến sĩ Quân đoàn 4 – Bình đoàn Cửu Long, Quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, lên đường về nước. Ảnh: TTXVN

Bộ đội Việt Nam giúp nhân dân Campuchia gặt lúa. Ảnh: TTXVN

Nhân dân Campuchia lưu luyến tiễn Quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, lên đường về nước. Ảnh: TTXVN

Người dân tỉnh Battambang (Campuchia) tiễn quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, lên đường về nước, sáng 20-6-1984. Ảnh: TTXVN

Người dân Thủ đô Phnom Penh lưu luyến tiễn các chiến sĩ Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long, Quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế lên đường về nước, sáng 2-5-1983. Ảnh: TTXVN

Nữ chiến sĩ Việt Nam và Campuchia vui mừng gặp nhau sau ngày Campuchia giải phóng. Ảnh: TTXVN

Thiếu nhi Campuchia lưu luyến tiễn bộ đội tình nguyện Việt Nam về nước (năm 1982). Ảnh: TTXVN

Thiếu nhi Campuchia lưu luyến tiễn bộ đội tình nguyện Việt Nam về nước (năm 1982). Ảnh: TTXVN

Hàng vạn người dân Thủ đô Phnom Penh đứng dọc hai bên đường, lưu luyến tiễn Quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, lên đường về nước, tháng 6-1984. Ảnh: TTXVN

Một góc Thủ đô Phnom Penh ngày nay. Ảnh: dap-news.com

Tượng đài Thắng-Thắng tượng trưng cho bản sắc dân tộc mới và sự thống nhất của Vương quốc Campuchia. Ảnh: freshnewsasia.com

Tượng đài Độc lập – Biểu tượng đầy tự hào của người dân thủ đô Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

Công trình Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia là một yếu tố quan trọng đối với lịch sử hai đất nước, góp phần giáo dục cho các thế hệ sau nhận thức về mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Ảnh: TTXVN

NGUỒN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN