Đồng chí Lê Minh Trang – Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám Đốc Tổng Công ty chủ trì buổi giao lưu. Có 120 cán bộ chủ chốt của Đảng bộ đến tham dự.
Tuy đã 87 tuổi, từng đi qua 2 cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, từng được giao giữ những trọng trách trong quân đội, đặc biệt là đã chỉ huy thành công cụm tình báo chiến lược H-63 với những điệp viên đã đi vào huyền thoại của chiến tranh cách mạng Việt Nam, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975; nhưng khi giao lưu với đội ngũ cán bộ chủ chốt Tổng Công ty, ông đã thể hiện sự gần gũi với phong thái của người ông, người cha khi kể chuyện lịch sử nước nhà.
Bằng giọng nói trầm ấm ông kể rằng: Vàođầu năm 1945, khi ở tuổi 17 ông đã tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong, được phân công vào ngành Quân báo, sau đó được tập kết ra Bắc.Theo sự phân công của Đảng, trong những năm công tác ở Sư đoàn 338 ông đã tự chuẩn bị mọi thứ cho hoạt động tình báo sau này như: tập bắn súng bằng 2 tay, học chụp ảnh, tập lái các loại xe, tập viết văn, viết báo…
Tháng 12/1961 ông được cử vào Nam thay ông Mười Nho giữ nhiệm vụ Cụm trưởng tình báo H-63. Những điệp viên trong cụm của ông gồm nhà báo Phạm Xuân Ẩn (họctừ Mỹ về làm phóng viên thường trú cho tạp chí Time), cô thư ký của Thiếu tá Mỹ (cố vấn cho Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy) Nguyễn Thị Yên Thảo,ông Hoàng Nam Sơn làm quản lý khách sạn Embassy, nơi các sĩ quan Mỹ chỉ huy sư đoàn thường từ mặt trận về nghỉ… Cụm tình báo H-63 đã thu thập và cung cấp cho cách mạng những thông tin mật quan trọng của địch. Qua câu chuyện về Cụm tình báo H-63 mà ông kể không chỉ là chiến tranh mà còn là câu chuyện thấm đậm tình đồng chí, đồng đội, tình người, làm sáng ngời giá trị nhân văn tốt đẹp của quê hương, đất nước trong những năm tháng chiến tranh, giửa đạn bom, giữa thiếu thốn, giữa sự sống và cái chết gần kề…
Điều đọng lại mà mọi người cảm nhận được sau buổi họp mặt giao lưu với người anh hùng về câu chuyện tình báo đầy cam go, nguy hiểm nhưng không kém phần lãng mạn đó là: Vì sao những chàng trai, cô gái thời đất nước còn năm trong tay giặc đã sẵn sàng thoát ly gia đình tham gia cách mạng, họ hạnh phúc trong sự hiến dâng đời mình cho Tổ quốc, cho Đảng mà quên đi những khó khăn hay cái chết gần kề ? Đó có phải là niềm tin vào con đường của Đảng và sự hy sinh, niềm tin vào chiến thắng? Và qua đó, mọi người nhận thức được rằng dù là thời bình, trên từng cương vị công tác hãy xây dựng cho mình một mục tiêu, lý tưởng cao đẹp như vậy để xứng đáng với hy sinh của lớp người đi trước.
(Ban Tuyên giáo)