Các cân đối lớn của nền kinh tếcơ bản được bảo đảm

Lạm phát được kiểm soát. Đặc biệt, có hai chỉ số đều đạt mức cao nhất từtrước đến nay là mức vốn hóa thị trường chứng khoán (đạt 63% GDP) và mức dự trữ ngoại hối (hơn 40 tỷ USD). Cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện khiến số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay lại hoạt động, vốn đăng ký mới, bổ sung vốn và quy mô đầu tư, vốn tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tăng nhanh so với năm ngoái. Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng đạt 70,8%, cho phép ước cả năm tăng 2,4%. Dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng 11,24% với mặt bằng lãi suất khá thấp và ổn định.Tổng vốn đầu tư xã hội ước cả năm đạt 32,5% GDP (kế hoạch chỉ là 31,5%), cho thấy hiệu ứng tích cực cải thiện môi trường đầu tư đã đi vào hiện thực cuộc sống.

Đồng thời, Chính phủ đã kịp thời ứng phó, khắc phục và thực hiện các chính sách hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho người dân tại các vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn và các tỉnh miềnTrung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũngđược đẩy mạnh; khởi tố, điều tra, xét xử nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn và ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trườngquốc tế…

Những thành công nêu trên được dư luậntrong và ngoài nước ghi nhận. Theo xếp hạng trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (Global Competitiveness Report) 2016 – 2017 của Diễn đàn kinh tếthế giới, điểm năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam năm nay được 4,31 (xếp thứ 60/138, tích cựchơn so với năm ngoái (4,3 điểm, xếp thứ 56/140), với sự ghi nhận cải thiện ở nhiều chỉ số thành phần, nhưthể chế, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ hay giáo dục và đào tạo bậc cao.

Sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trong đo lường sức khỏe và tạo động lực phát triển chung của nền kinh tế. Hãng xếp hạng tín dụng Moody's vừa nâng mức xếp hạng tín dụng dài hạn và xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) của hàng loạt ngân hàng Việt Nam.

Những thành công trên phản ánh những nỗ lực trong chỉ đạo và quyết tâm đổi mới của các cấp chính quyền, địa phương, cộng hưởng với nhiều nỗ lực của toàn thể nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong thực tế.

Những điểm nóng và hạn chế

Sự sụt giảm tăng trưởng của nông nghiệp cho thấy những bất cập của một nền nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, hiệu quả thấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và vào tình trạng ô nhiễm môi trường. Hệ thống doanh nghiệp cả khu vực nhà nước và tư nhân còn mỏng vềsố lượng, nhỏ về quy mô và có nhiều hạn chếvề sức cạnh tranh, luôn nhập siêu và hiện số doanh nghiệp đang hoạt động chỉ chiếm khoảng 57% so với số đăng ký; trong khi số doanh nghiệp dừng hoạt động khá lớn và số phá sản tiếp tục tăng thêm.

Cơ cấu thị trường tài chính cũng chưa cân đối và hợp lý

Thị trường vốn và thị trường bảo hiểm còn khiêm tốn so với thị trường tiền tệ, chưa thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển trung và dài hạn, cũng như chưa hỗ trợ cho nghiên cứu, triển khai và đổi mới công nghệ.Tình trạng trốn thuế, thất thu và hụt thu tương đối lớn, tính đến ngày 31/8/2016, với 74,8 nghìn tỷ đồng nợ đọng thuế trên toàn quốc, trong đó hơn 14,8 nghìn tỷ đồng nợthuế không có khả năng thu.Thu NSNN từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu khó đạt và số thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chỉ đạt 57,4% dự toán. Tính đến hết tháng 9/2016, tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 54,5% dự toán, trái phiếu chính phủ giải ngân đạt khoảng 38,8% dựtoán là quá thấp; trong khi chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao 64,3% trong tổng chi.

Năm 2016, tỷ lệ giảm nghèo đa chiều bền vững của Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực gia tăng (hiện trên mức khoảng 10%), cả từ mức bản thân các tiêu chí giảm nghèo đa chiều bền vững cao hơn, từ sản xuất nông nghiệp sụt giảm, từ tình trạng ô nhiễm môi trường và cả từ bất cập trong quy hoạch, quản lý hoạt động tích trữ và xả nước của các nhà máy thủy điện đang tiếp tục gây thêm khó khăn cho người dân địa phương.

Nợ công đang gia tăng áp lực

Theo Bộ Tài chính, trong 5 năm qua, nợ công của Việt Nam ghi nhận đậm hơn, 5 động thái nổi bật theo xu hướng “tối dần”: Thứ nhất,tăngnhanh vềtốc độ (bình quân tăng 16,7%/năm, riêngnăm 2012 tăng tới 31,5% và năm 2015 lại giảm – 6,7%); Thứ hai,mở rộng về quy mô (tổng nợ công năm 2015 ở mức 62,2% GDP và đã tăng gấp đôi so với năm 2010); Thứ ba,điều kiện vay nợ ngặt nghèo và đắt đỏ hơn (giảm dần tỷ lệ huy động ODA từ mức 87% năm 2011 xuống còn 70% năm 2015 và tăng vay ưu đãi từ mức 10% năm 2011 lên 25% năm 2015; đồng nghĩa với việc rút ngắn kỳ hạn trả nợ, tăng lãi vay thương mại); Thứ tư,tăng nhanh về dịch vụ nợ công (chiếm 16% thu NSNN năm 2016 và năm 2014 dịch vụ nợ công đã tăng gần 199% so với năm 2010); Thứ năm,tiệm cận giới hạn cho phép (riêng nợ Chính phủ đã vượt trần từ cuối năm 2015).

Nợ nước ngoài của quốc gia hiện ở mức 43,1% GDP và khoản vay dài nhất của Việt Nam tới năm 2055, bình quân các khoản nợ phải trả khoảng 12 năm, thời điểm Việt Nam phải trả nợ nhiều là từ năm 2022 – 2025. Dự kiến nợ công đến 31/12/2016 ước khoảng 63,2% GDP; tỷ trọng nợ trong nước tăng từ 39% năm 2011 lên 57% năm 2015; tỷ lệ nợ các khoản vay ODA, ưu đãi trong nợ nước ngoài chiếm trên 94%. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV ngày 20/10/2016 nhấn mạnh: việc giảm số GDP tuyệt đối dự kiến từ 5,1 triệu tỷ đồng xuống khoảng 4,6 triệu tỷ đồng, thậm chí xuống 4,1 triệu tỷ đồng (nếu tăng trưởng cả năm chỉ ở mức 6,3%) sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ bội chi và nợ công so với GDP cao hơn mức đề ra.Thựcchất nợ còn cao hơn bởi mức dư nợ công được tính hiện chưa bao gồm các khoản nợ có tính chất nợ công, chính sách, nợ khối lượng xây dựng cơ bản,… Các khoản nợ tự vay, tự trả của DNNN trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ rất có thể sẽ chuyển thành nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, nếu quản lý không chặt chẽ sẽ chuyển thành nợ chính thức của Chính phủ, tạo thêm áp lực cho ngân sách.

Hơn nữa, nợ công cao, áp lực trả nợ lớncân đối ngân sách nhà nước khó khăn, cơ cấu thu và chi ngân sách chưa hợp lý, nợ xấu chưa được xử lý thực chất, việc gia tăng giải ngân tín dụng và ngân sách trong những tháng cuối năm 2016 sẽ tạo áp lực lạm phát trong thời gian tới (CPI dự báo cả năm tăng khoảng 4,5 – 5%).

Ngoài ra, khả năng cân đối nguồn để trả nợ gặp nhiều khó khăn, bố trí chi trả nợ hàng năm chưa tương xứng với nghĩa vụ trả nợ đến hạn. Vay đảo nợ với khối lượng lớn tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước (năm 2013 vay đảo nợ là 47.000 tỷ đồng, năm 2014 là 106.000 tỷ đồng, đến năm 2015 là 125.000 tỷ đồng). Cơ cấu, kỳ hạn vay cũng bất hợp lý, hiệu quả sử dụng vốn vay thấp, không thu hồi được nguồn để trả nợ. Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ (bao gồm cả đảo nợ và cho vay lại) trên tổng thu ngân sách nhà nước có xu hướng tăng nhanh (chỉ số này tăng từ mức 21,7% năm 2013 lên mức 28,2% năm 2014 và 29,2% năm 2015), tức vượt mức trần 25%, ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia. Một số dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ,dựán được Chính phủ bảo lãnh đang gặp khó khăn trong trả nợ.

Theo dự báo, giai đoạn 2016 – 2020, nhu cầu vốn vay rất lớn,song sẽ rất khó khăn trong việc huy động. Ngoài việc duy trì ngưỡng an toàn nợ công/GDP, nợ nước ngoài của quốc gia/GDP như giai đoạn vừa qua, Chính phủ đề xuất nâng chỉ tiêu giới hạn nợ Chính phủ/GDP từ mức 50% hiện nay lên mức trần 55%.Trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn, an ninh tài chính quốc gia chưa thực sự vững chắc thì về cơ bản, cần duy trì ngưỡng an toàn nợ công như giai đoạn 2011 – 2015 (nợ công so với GDP là 65%, nợ Chính phủ so với GDP là 50%, nợ nước ngoài của quốc gia là 50%) và thắt chặt việc quản lý, sử dụng vốn vay. Đối với chỉ tiêu nợ Chính phủ/GDP, có thể cân nhắc quy định ngưỡng tốiđa là 53%, song đến năm 2020 đề nghị đưa về mức giới hạn 50%.

Thực tế cho thấy, nợ công tăng trước hết do nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế. Nợ công tăng nhanh còn do quản lý chi tiêu công và nợ công có nhiều bất cập; trong khi liên tục có sự bổ sung những áp lực phát sinh nợ công mới gắn với nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới, nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước và với gia tăng đột xuất nhu cầu chi tiêu công nhằm ứng phó, khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội, trật tự, an ninh và chủ quyền quốc gia… Nợ công cao và tăng nhanh còn do áp lực nhà nước tham gia xử lý nợ xấu trên thị trường tài chính và cả do làm ăn kém hiệu quả của khu vực DNNN, gây thua lỗ lũy kế lớn hơn vốn đầu tư của chủ sở hữu, nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn. Theo Kiểm toán Nhà nước, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của nhiều DNNN cao từ vài lần đến hàng trăm lần (tỷ lệ này tại Công tyTNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Cà Mau là 153,92 lần, Công ty cổ phần Phát triển Hàng hải Việt Nam là 55,21 lần, Tổng công tySông Đàlà4,36 lần).

Thực tế cho thấy, các yếu tố thời tiết cực đoan (rét buốt, hạn khô và nhiễm mặn đất canh tác), cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới, gia tăng ô nhiễm môi trường, kể cả môi trường biển, sông hồ và đất, không khí; những đe dọa an toàn cho người dân và sản xuất do xả lũ không đúng quy trình và thời tiết khó lường, cùng những đe dọa mất cân đối vĩ mô nêu trên là thách thức “kép”- khách quan và chủ quan, cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Theo kết luậnHội nghị Trung ương 4 (khóa XII), trong những tháng cuối năm, để đạt mức tăng trưởng 6,3 – 6,5%, cần:

Trước mắt,dồn sức giải ngân thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; huy động nguồn lực xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản; xử lý những ách tắc trong tiêu thụ than; phát triển mạnh du lịch; tiếp tục tập trung bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu trong giai đoạn hiện nay là đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế. Đổi mới và xây dựng là mô hình tăng trưởng ngày càng dựa nhiều hơn vào năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo tín hiệu và cơ chế thị trường. Tạo cơ hội cho mọi người dân tham gia và cùng hưởng lợi từ tăng trưởng. Chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chuyển dần từ tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang tăng trưởng dựa đồng thời vào cả đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước. Chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khai thác và phát huy tối đa nội lực kết hợp với thu hút và sử dụng hiệu quả ngoại lực…

Đồng thời, cần hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, của công luận. Tăng cường chế tài xử lý. Tăng cường dân chủ hóa và minh bạch, khoa học hơn nữa về quy trình và tiêu chí trong cơ chế bổ nhiệm và thanh lọc cán bộ; tập trung ưu tiên chống tình trạng tha hóa, suy thoái và tự diễn biến, tham nhũng ngay trong công tác cán bộ, thói ích kỷ, vụ lợi,“lợi ích nhóm”và quản lý tài sản công, đi đôi với đề cao sự giám sát và tôn trọng ý kiến người dân trong một nhà nước pháp quyền – kiến tạo – liêm chính và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân

 (nguồn Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng Thành phố)