Theo đó, Tổng sản phẩm trong nước GDP 6 tháng năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, quý I tăng 7,45% và quý II tăng 6,79%. Như vậy, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.

Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93%, đóng góp 9,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07%, đóng góp 48,9%; khu vực dịch vụ tăng 6,90%, đóng góp 41,4%

 

 

Nông lâm nghiệm đã đạt mức tăng trưởng 6 tháng năm nay cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2018, trong đó, ngành tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét. 

 

Số liệu cho thấy trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,28% cao hơn nhiều mức tăng 7,01% và 5,42% của cùng kỳ năm 2016, 2017. Điểm sáng của khu vực này là sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo với mức tăng 13,02%, là mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây.

 

Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm tăng 6,9% là mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm gần đây. Trong đó, có thể thấy các mức tăng ấn tượng ở ngành bán buôn, bán lẻ, tăng 8,21%, là ngành tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ. 

 

SATRAMIPHUC

Hệ thống bán lẻ Satrafoods  Ảnh: Minh Sĩ

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,15% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,78%; khu vực dịch vụ chiếm 41,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,25% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 15,06%; 32,75%; 41,82%; 10,37%).

 

Xét về góc độ sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2017; tích lũy tài sản tăng 7,06%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,72%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.

 

Về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2017; riêng CPI tháng 6/2018 tăng 2,22% so với tháng 12/2017 và tăng 4,67% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất 1,08%, chủ yếu do nhóm thực phẩm tăng 1,75% trong khi nhóm lương thực giảm 0,45%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng cao nhất trong 7 năm gần đây - Ảnh 1.

 

Lạm phát cơ bản tháng 6/2018 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 1,35% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

 

Nguồn Tổng hợp