Cô công nhân hiền lành, ít nói ấy mỗi ngày đều tự nhắc mình học Bác đức tính khiêm tốn, phấn đấu, học tập không ngừng nghỉ…
Gác lại ước mơ vào đại học bởi gia cảnh quá khó khăn, cô bé Lương ngày ấy chọn con đường học nghề với suy nghĩ trước là đỡ tốn kém chi phí của ba mẹ, sau là có nghề để nuôi thân và phụ giúp gia đình. Ngày chân ướt chân ráo vào xin việc tại Công ty Cầu Tre, Lương làm công nhân kỹ thuật ướp trà. Lương nhớ lại, ngày vừa ra trường, kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết về trà chưa có, nên cô rất lo lắng. Nhờ đồng nghiệp hướng dẫn tận tình, chỉ sau một thời gian ngắn, Lương đã thành thạo công việc. Nhận thấy Lương chăm chỉ, lại có chí cầu tiến nên khi xưởng cần thêm người làm thống kê, thủ kho, Lương được đề xuất kiêm nhiệm luôn các vị trí công việc ấy.
Khi thấy các quy trình sản xuất trà chưa đáp ứng kịp các đơn hàng của khách, Lương tìm cách cải tiến quy trình với mong muốn làm lợi hơn cho công việc. Vậy là sáng kiến “Cải tạo lại khuôn ép bánh trà Phổ Nhĩ” ra đời, cải tiến quy trình sản xuất. Nếu trước đây, quy trình cũ phải qua 5 công đoạn, cần 9 công nhân làm việc, thì khi áp dụng quy trình mới của Lương đã giảm bớt thao tác, công đoạn, giảm được 2 nhân công. Ngoài ra, năng suất ép bánh cũng tăng từ 8 bánh/giờ lên 13 bánh/giờ. Sáng kiến này đã giúp tiết kiệm chi phí cho công ty hơn 100 triệu đồng/5 tháng.
Tiếp đó, Lương cho ra đời sáng kiến sử dụng máy cắt hạt lựu cải tiến lại bộ dao để cắt khổ qua vuông, thay cho việc cắt bằng tay như trước đây. Cải tiến này đã giúp tiết kiệm chi phí hơn 142 triệu đồng/năm cho đơn vị. Lương chia sẻ, sáng kiến cải tiến lại bộ dao cắt này đã được Lương nghiên cứu từ năm 2012, nhưng có thời gian bỏ cuộc vì gặp khó. Đến năm 2015, Lương nghiên cứu trở lại và đã thành công.
Với ý chí không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ, năm 2007, Lương vừa làm vừa học và đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ. Chính điều này đã giúp Lương dễ dàng giao tiếp với các đối tác nước ngoài của công ty. “Việc học mang đến cho mình nhiều kiến thức trong cuộc sống cũng như giúp ích cho công việc, nên em luôn cố gắng học khi có thể. Dù ở xuất phát điểm nào thì cũng đều phải cố gắng”, Lương chia sẻ. Lương cũng đang có kế hoạch tiếp tục học trên đại học để bổ sung kiến thức cho bản thân.
Gần 13 năm gắn bó với công ty, đồng nghiệp luôn yêu quý Lương bởi đức tính khiêm tốn, nhã nhặn. Dù là ở vị trí công nhân trực tiếp sản xuất hay Bí thư Đoàn TNCS của công ty, Phó xưởng Cầu Tre – Gia Hân, Lương luôn hòa đồng, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. “Em luôn đặt mình vào vị trí công nhân trực tiếp sản xuất, có như vậy mới hiểu được công việc và cái khó của anh chị em để có cách hỗ trợ”, Lương bày tỏ.
Bằng cái tâm của mình, với vai trò Bí thư đoàn, Lương cùng các bạn đoàn viên công ty đã có những hoạt động rất thiết thực để đưa ra những sáng kiến cải tiến và hoạt động giúp công ty ngày càng phát triển. Ngoài ra, Lương cũng là chất keo gắn kết anh chị em đồng nghiệp trong các hoạt động chăm lo, giúp đỡ nhau khi khó khăn, bệnh tật.
Gác lại ước mơ vào đại học bởi gia cảnh quá khó khăn, cô bé Lương ngày ấy chọn con đường học nghề với suy nghĩ trước là đỡ tốn kém chi phí của ba mẹ, sau là có nghề để nuôi thân và phụ giúp gia đình. Ngày chân ướt chân ráo vào xin việc tại Công ty Cầu Tre, Lương làm công nhân kỹ thuật ướp trà. Lương nhớ lại, ngày vừa ra trường, kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết về trà chưa có, nên cô rất lo lắng. Nhờ đồng nghiệp hướng dẫn tận tình, chỉ sau một thời gian ngắn, Lương đã thành thạo công việc. Nhận thấy Lương chăm chỉ, lại có chí cầu tiến nên khi xưởng cần thêm người làm thống kê, thủ kho, Lương được đề xuất kiêm nhiệm luôn các vị trí công việc ấy.
Khi thấy các quy trình sản xuất trà chưa đáp ứng kịp các đơn hàng của khách, Lương tìm cách cải tiến quy trình với mong muốn làm lợi hơn cho công việc. Vậy là sáng kiến “Cải tạo lại khuôn ép bánh trà Phổ Nhĩ” ra đời, cải tiến quy trình sản xuất. Nếu trước đây, quy trình cũ phải qua 5 công đoạn, cần 9 công nhân làm việc, thì khi áp dụng quy trình mới của Lương đã giảm bớt thao tác, công đoạn, giảm được 2 nhân công. Ngoài ra, năng suất ép bánh cũng tăng từ 8 bánh/giờ lên 13 bánh/giờ. Sáng kiến này đã giúp tiết kiệm chi phí cho công ty hơn 100 triệu đồng/5 tháng.
Tiếp đó, Lương cho ra đời sáng kiến sử dụng máy cắt hạt lựu cải tiến lại bộ dao để cắt khổ qua vuông, thay cho việc cắt bằng tay như trước đây. Cải tiến này đã giúp tiết kiệm chi phí hơn 142 triệu đồng/năm cho đơn vị. Lương chia sẻ, sáng kiến cải tiến lại bộ dao cắt này đã được Lương nghiên cứu từ năm 2012, nhưng có thời gian bỏ cuộc vì gặp khó. Đến năm 2015, Lương nghiên cứu trở lại và đã thành công.
Với ý chí không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ, năm 2007, Lương vừa làm vừa học và đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ. Chính điều này đã giúp Lương dễ dàng giao tiếp với các đối tác nước ngoài của công ty. “Việc học mang đến cho mình nhiều kiến thức trong cuộc sống cũng như giúp ích cho công việc, nên em luôn cố gắng học khi có thể. Dù ở xuất phát điểm nào thì cũng đều phải cố gắng”, Lương chia sẻ. Lương cũng đang có kế hoạch tiếp tục học trên đại học để bổ sung kiến thức cho bản thân.
Gần 13 năm gắn bó với công ty, đồng nghiệp luôn yêu quý Lương bởi đức tính khiêm tốn, nhã nhặn. Dù là ở vị trí công nhân trực tiếp sản xuất hay Bí thư Đoàn TNCS của công ty, Phó xưởng Cầu Tre – Gia Hân, Lương luôn hòa đồng, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. “Em luôn đặt mình vào vị trí công nhân trực tiếp sản xuất, có như vậy mới hiểu được công việc và cái khó của anh chị em để có cách hỗ trợ”, Lương bày tỏ.
Bằng cái tâm của mình, với vai trò Bí thư đoàn, Lương cùng các bạn đoàn viên công ty đã có những hoạt động rất thiết thực để đưa ra những sáng kiến cải tiến và hoạt động giúp công ty ngày càng phát triển. Ngoài ra, Lương cũng là chất keo gắn kết anh chị em đồng nghiệp trong các hoạt động chăm lo, giúp đỡ nhau khi khó khăn, bệnh tật.
Từ những sáng kiến, việc làm ý nghĩa, năm 2016, Nguyễn Thị Lương được vinh danh tại giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi. Lương còn là gương mặt nhiều năm liền được tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”, “Thủ lĩnh thanh niên công nhân thành phố tiêu biểu”.