Toàn cảnh hội thảo khoa học. (Ảnh: Long Hồ)

 

Dự hội thảo có các đồng chí: Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; lãnh đạo nhiều bộ, ban-ngành, tỉnh, thành trong cả nước.

 

Cùng dự còn có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đ/c Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM; Đ/c Huỳnh Đảm, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam và các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và nhà nước, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, các Anh hùng lực lượng vũ trang, tướng lĩnh, nhân chứng lịch sử và thân nhân liệt sĩ…

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo trao đổi tại hội thảo. Ảnh: VIỆT DŨNG

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo trao đổi tại hội thảo. Ảnh: VIỆT DŨNG

 

Hội thảo đã nhận được hơn 100 báo cáo tham luận khoa học, tập trung vào những nội dung chính: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một phát kiến sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện tinh thần chủ động, quyết đoán trong chỉ đạo chiến tranh nhân dân; Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần hy sinh cao cả, khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta; Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 có ý nghĩa quyết định, để lại những bài học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, vận dụng, phát huy vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, theo phương án được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua, Sài Gòn – Gia Định là trọng điểm lớn nhất, bởi đây là trung tâm đầu não chỉ huy toàn bộ bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ và chính quyền miền Nam Việt Nam. Trong các đợt tấn công, các lực lượng của ta đồng loạt tiến công vào Dinh Độc lập, Đài Phát thanh, Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất, Đại sứ quán Mỹ, Tân Cảng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Tổng nha Cảnh sát, Biệt khu Thủ đô… 

Đòn tiến công bất ngờ của quân và dân ta giành được thắng lợi to lớn, toàn diện cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, có ý nghĩa chiến lược quan trọng, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ", buộc đế quốc Mỹ phải thay đổi chiến lược quân sự, ngừng ném bom đánh phá miền Bắc và chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam.

 

Nghiên cứu, vận dụng bài học Mậu Thân 1968 trong thời kỳ mới ảnh 1
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo trao đổi tại hội thảo. Ảnh: VIỆT DŨNG
 
Phát biểu tại hội thảo, thượng tướng Lê Chiêm cho rằng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tạo ra bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, để lại những bài học lịch sử quý giá. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm đảo lộn về thế bố trí chiến lược trên chiến trường; làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ xuống thang chiến tranh. Qua đó, chiến dịch mở ra điều kiện và thời cơ cho những đòn tiến công tiếp theo, mà đỉnh cao là đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu khai mạc hội thảo. (Ảnh: Long Hồ)
Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Long Hồ
Thượng tướng cho biết, hội thảo cung cấp tư liệu một cách tương đối toàn diện về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, gồm: bối cảnh chung trong nước, quốc tế và khu vực; chủ trương và quyết tâm chiến lược mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; quá trình chuẩn bị mọi mặt trên chiến trường miền Nam; sự phối hợp của quân và dân cả nước, hậu phương lớn miền Bắc; tinh thần chiến đấu hy sinh cao cả của quân và dân ta…

Hội thảo cũng khẳng định sự quan tâm ủng hộ của các chính phủ và nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam nói chung, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 nói riêng.

“Thông qua hội thảo, với độ lùi của thời gian, với tầm nhìn mới, tư liệu mới, các đại biểu cùng tập trung luận giải sâu sắc hơn nữa về sự kiện lịch sử quan trọng này, đúc kết những bài học lịch sử quý báu để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, mai sau”, thượng tướng lưu ý.

Nghiên cứu, vận dụng bài học Mậu Thân 1968 trong thời kỳ mới ảnh 2

Đồng chí Võ Văn Thưởng – Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao đổi cùng các đại biểu. Ảnh: VIỆT DŨNG
 
Nghiên cứu, vận dụng bài học Mậu Thân 1968 trong thời kỳ mới ảnh 3
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: VIỆT DŨNG
 

Nhận thức đầy đủ hơn giá trị lịch sử, thực tiễn

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cho biết, hội thảo khoa học là dịp để ôn lại sự kiện lịch sử hào hùng, tinh thần quyết chiến, khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; đồng thời giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn giá trị lịch sử, thực tiễn và bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ thực tiễn để vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch đề nghị hội thảo tập trung thảo luận làm rõ 4 nội dung, trong đó khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, cội nguồn thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; đó là chiến lược tiến công, dám đánh, quyết đánh và tìm ra cách đánh ngay tại sào huyệt của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn và các đô thị miền Nam. Cùng với đó là sự đoàn kết thống nhất phối hợp các lực lượng được phát huy, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt và thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là kết quả của việc huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự Việt Nam lên một bước phát triển mới.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo hội thảo. (Ảnh: Long Hồ)Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo hội thảo. (Ảnh: Long Hồ)
 
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã khẳng định sự phát triển cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật nắm bắt thời cơ chiến lược để chủ động tiến công địch, làm chuyển biến cục diện chiến tranh, nghệ thuật tiến công bằng các phương thức tác chiến mới dành thế bất ngờ… Cùng với đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, chính trị và ngoại giao, phát huy sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
 
Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh, từ bài học kinh nghiệm của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi quân và dân ta phải tiếp tục phát huy tinh thần quyết chiến quyết thắng, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển đất nước.
 
Sức mạnh cộng hưởng và ý chí quật cường
 
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân trình bày tham luận.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ: Với quyết tâm xây dựng lực lượng cách mạng tạo sức mạnh tổng hợp, khu ủy Sài Gòn-Gia Định đặc biệt chú trọng chỉ đạo củng cố các cơ sở Đảng, phát triển Đảng trong công nhân, học sinh, sinh viên ưu tú; tăng cường công tác lãnh đạo vùng ven, xây dựng cơ sở cách mạng, chuẩn bị kho bí mật cất giấu vũ khí và những chỗ ém quân… Chỉ trong thời gian ngắn, gần 400 cơ sở, 9 mục tiêu tiến công và nhiều nhiệm vụ khác đều được Đảng bộ, LLVT và nhân dân Sài Gòn-Gia Định chuẩn bị hoàn tất với quyết tâm cao; xây dựng 19 “lõm” sát sào huyệt địch ở nội đô. Đó là nhờ tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường tạo nên sức mạnh sẵn sàng đánh địch.
Cuộc Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa khu vực Sài Gòn – Gia Định Mậu Thân 1968 đã tạo ra một cục diện mới ở chiến trường miền Nam theo hướng “chuyển chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định”. Qua sự kiện này, khẳng định sự cần thiết và hiệu quả của lực lượng Biệt động Sài Gòn, một phương thức đấu tranh quân sự sáng tạo, đặc thù trong đô thị; khẳng định lòng yêu nước của nhân dân miền Nam và Sài Gòn – Gia Định; lòng yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là mẫu số chung của mọi người Việt Nam, là sức mạnh của dân tộc Việt Nam, cần được phát huy trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước. 
Ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, tiếp nối truyền thống hào hùng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, thế hệ hôm nay quyết tâm phát huy những giá trị lịch sử, những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong dòng chảy mới của thời đại, biết nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo, dám chịu trách nhiệm trong đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới.
 
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang phát biểu chào mừng hội thảo. (Ảnh: Long Hồ)
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang phát biểu chào mừng hội thảo. (Ảnh: Long Hồ)
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang phát biểu: để xứng đáng với thế hệ cha anh, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân TPHCM quyết tâm “vì cả nước, cùng cả nước”, chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục phấn đấu “đi trước, về đích trước” trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa; xây dựng TPHCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với Thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh – Thành phố Anh hùng.
Các chiến sĩ biệt động thành vui mừng trong ngày gặp lại.

 

Thời gian đã trôi qua nửa thế kỷ, nhưng bản hùng ca Mậu Thân 1968 vẫn vang mãi giai điệu tự hào trong lòng các thế hệ người Việt Nam. Bản hùng ca ấy đã góp phần khẳng định bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, thôi thúc chúng ta củng cố quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tổng hợp