Ban Thường vụ cấp ủy các địa phương, đơn vị nghiêm túc thực hiện hướng dẫn của Trung ương, đổng thời đã chủ động, sáng tạo, tìm tòi cách làm mới, phù hợp với đặc điểm, tình hình của mỗi đơn vị. Nhiều ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đã gắn việc tổ chức thực hiện Chỉ thị với những chương trình, dự án lớn và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Cấp ủy ở nhiều nơi đã đưa nội dung thực hiện Chỉ thị vào kế hoạch hàng năm, trở thành một trong những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng.
Kết quả học tập và làm theo Bác đã góp phẩn đổi mới lề lối, tác phong làm việc ở nhiều địa phương, đơn vị; góp phần thực hiện các quy định chung của Đảng về thực hiện Điều lệ Đảng và Quy định về những điều đảng viên không được làm. Việc thực hiện Chỉ thị đã gắn kết được với thực hiện các giải pháp nêu trong Nghị quyếtTrung ương 4 về xây dựng Đảng ở cơ sở, nhất là việc khắc phục những khuyết điểm, hạn chế sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình tại các tổ chức đảng.
Ở nhiều nơi, cấp ủy và lãnh đạo chính quyền cùng bàn bạc, lựa chọn, quyết tâm giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. Từ đó, đã có nhiều việc được chỉ đạo quyết liệt, làm đến cùng, đạt kết quả. Nhiều nơi coi đây là giải pháp đối với công tác xây dựng Đảng và công tác tư tưởng.
Việc bổ sung và xây dựng chuẩn mực đạo đức ngày càng thiết thực, theo hướng bám sát với điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác… Nhiều nơi đã hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, gắn với công việc hàng ngày của cơ quan, đơn vị, nên dễ thực hiện.
Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương được các cấp ủy chỉ đạo gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, Quy định 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương và Quy định 47-QĐ/TWvềnhững điều đảng viên không được làm. Ở một số nơi, nội dung nêu gương đã được cụ thể hóa, nhất là với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Những nội dung trên đã có tác động tích cực đối với việc rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, tư cách cán bộ, đảng viên và được quần chúng ghi nhận. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tiếp tục xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên đi đầu, gương mẫu vì công việc chung, được dư luận nhân dân thừa nhận.
Nhiều cấp ủy đã quan tâm hơn đến nhiệm vụ chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên theo tinh thần Chỉ thị. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội đã có nhiều hoạt động giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cho thanh, thiếu niên, học sinh của địa phương, đơn vị mình.
Kết quả thực hiện Chỉ thị đã thể hiện rõ hơn trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giải quyết các vấn để mới nảy sinh, ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiến bộ trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính… của các địa phương, ngành.
Việc lựa chọn, biểu dương những điển hình trong học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được cấp ủy quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện kịp thời, ở nhiều nơi, hoạt động đã dần mang tính thường xuyên, tạo hiệu ứng tốt và có sức lan tỏa, nhất là trong thế hệ trẻ, động viên mặt tích cực trong xã hội.
Các báo, đài của địa phương, ngành thường xuyên duy trì các chuyên trang, chuyên mục về chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hổ Chí Minh. Các cơ quan truyền thông, hệ thống thiết chế văn hóa, thiết chế thông tin truyền thông tích cực, chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền, phản ánh các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt của địa phương; tuyên truyền, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt về chủ đề này, tạo ra sức lan tỏa của việc học tập và làm theo đạo đức của Bác Hồ. Đội ngũ văn nghệ sỹ, nhà báo tiếp tục tham gia hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hổ Chí Minh", góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thẩn của nhân dân, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng hăng hái thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Công tác sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng được cấp ủy quan tâm tổ chức. Hàng năm, hầu hết ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện Chỉ thị, đánh giá những việc làm tốt, thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm, biểu dương những gương điển hình, những đóng góp tích cực của văn nghệ sỹ, nhà báo đổi với công tác tuyêntruyền về kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Trong thời gian tổ chức hội nghị sơ kết, các cơ quan báo chí địa phương, ngành đã bám sát chương trình các hội nghị, tuyên truyền đậm nét các kết quả đạt được, các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo đạo đức của Bác, tạo ấn tượng tốt trong dư luận xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm tốt, việc thực hiện Chỉ thị còn nhiều hạn chế, khuyết điểm:
– Vẫn còn một số cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức thực hiện, còn tâm lý thụ động, ỷ lại, chờ đợi chỉ đạo của cấp trên; hoặc giao khoán cho các cơ quan chuyên trách công tác đảng, cho ban tuyên giáo.
– Vấn đề gương mẫu, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu ở một số ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Một số nơi chưa có quy định nêu gương, hoặc có quy định nhưng chưa duy trì tốt, chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát cụ thể, phát hiện điển hình để phản ánh, tuyên truyền. Trong khi đó, vẫn còn không ít những biểu hiện quan liêu, xa dân, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, đặc biệt là ở trong khối cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước, làm giảm niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật, sự quản lý của Nhà nước và việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
– Việc tổ chức thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân, các nhóm xã hội chưa được quan tâm đầy đủ, nhiều nơi còn bỏ trống. Chưa có những biện pháp cụ thể, phù hợp để tuyên truyền giáo dục về đạo đức của Bác ở những nơi chưa có tổ chức đảng, thanh niên công nhân, nhất là ở các khu công nghiệp, thanh niên nông thôn.
– Chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo của các ngành theo ngành dọc, nhất là việc xây dựng chuẩn mực đạo đức, gắn với đạo đức nghề nghiệp. Sự phối hợp giữa các cơ quan Trung ương, giữa các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các địa phương chưa được quan tâm chú ý.
– Công tác tuyên truyền về những điển hình tiêu biểu, những cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh chưa hấp dẫn, chưa thường xuyên và đồng đều từ Trung ương tới địa phương. Hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh chưa được cấp ủy quan tâm chỉ đạo cụ thể, nên còn hạn chế về số người tham gia, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của công tác tuyên truyền về kết quả thực hiện Chỉ thị.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong thời gian tới cần tập trung làm tốt một số nội dung quan trọng sau:
Thứ nhất,cần tiếp tục quán triệt, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, trước hết là trong cấp ủy, về mụcđích, ý nghĩa của việc thực hiện Chỉ thị. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hổ Chí Minh phải thể hiện cả trong việc lớn và việc cụ thể hàng ngày, không thể coi nhẹ hay tuyệt đối hóa một lĩnh vực nào. Với cán bộ lãnh đạo, ngoài việc cá nhân phải gương mẫu thực hiện, cần tham mưu, đề xuất những vấn đề chiến lược, tham gia và trực tiếp chỉ đạo thực hiện ở các đơn vị do mình phụ trách. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong công việc cụ thể của mình.
Thứ hai,coi việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị – xã hội. Cấp ủy các cấp cần tiếp tục tập trung suy nghĩ, bàn bạc, đềra các chỉ tiêu cụ thể, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị cần tiếp tục gắn kết nhuần nhuyễn thực hiện Chỉ thị với thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng năm, với các phong trào thi đua, các ngày kỷ niệm, các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, ngành.
Thứ ba,gắn học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; với ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; với chống các tệ nạn xã hội, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, đặc quyền, đặc lợi, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn: khi đấu tranh nội bộ, cần phải phê bình, vạch rõ những sai lầm, khuyết điểm của một số cán bộ như tệ tham nhũng, quan liêu. Nhưng cần chú ý, kẻ địch sẽ lợi dụng sự phê bình này của chúng ta để thổi phồng, bôi đen chế độ. Vì vậy, trong tự phê bình và phê bình phải nêu cao tinh thần xây dựng, có tình thương yêu lẫn nhau, với thái độ chân thành, thật thà và cầu thị.
Thứ tư,xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và của nhân dân vể phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
(Nguồn Ban Tuyên giáo Trung ương)