Khái niệm Quyền lực mềm (Soft Power) do giáo sư người Mỹ Joseph Samuel Nye, Jr. ở đại học Harvard đưa ra lần đầu tiên trong một quyển sách phát hành năm 1990, Bound to Lead: The Changing Nature of American Power. Ông giải thích rõ hơn về khái niệm này trong quyển sách phát hành năm 2004, Soft Power: The Means to Success in World Politics. Theo giáo sư Joseph Nye, Quyền lực mềm là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn.

 

Quyền lực mềm dùng để chỉ tầm ảnh hưởng phi quân sự trên toàn cầu mà một quốc gia có được thông qua chính sách, đường lối ngoại giao và sức mạnh văn hóa. Bắt đầu được thực hiện từ năm 2015, công trình nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ các cuộc thăm dò ở 25 quốc gia cũng như dữ liệu trong các hệ thống thông tin để đo lường quyền lực mềm của một quốc gia.

 
Theo bảng xếp hạng do Trung tâm ngoại giao, thuộc đại học Nam California, Mỹ và Công ty Quan hệ công chúng Portland Communications (Anh) vừa công bố, Pháp đã từ vị trí thứ 5 của năm ngoái vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng về quyền lực mềm thường niên “The Soft Power 30” năm 2017.
 
 
 
Điều này được cho là do chính sách "Nước Mỹ là số một" do Tổng thống Donald Trump đưa ra, mặc dù Mỹ vẫn "không có đối thủ" trong các lĩnh vực đổi mới công nghệ, giáo dục đại học, điện ảnh, âm nhạc và truyền hình.
 
Trong khi đó, Pháp từ vị thứ 5 đã vươn lên dẫn đầu trong bảng xếp hạng mới. Kết quả này một phần là do Tổng thống Emmanuel Macron đắc cử. Nghiên cứu nêu rõ mạng lưới ngoại giao của Pháp là điểm mạnh nhất.
 
 

 

Nhờ vào việc bầu Emmanuel Macron làm Tổng thống, nước Pháp năm nay đã soán ngôi Mỹ để dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia có ảnh hưởng nhất trên thế giới trong lĩnh vực quyền lực mềm. Trong khi đó, nước Mỹ của ông Donald Trump đã tụt xuống hạng thứ ba.

 

French President Emmanuel Macron poses for a selfie with supporters.

 

Giới phân tích đánh giá Tổng thống Emmanuel Macron đã góp phần không nhỏ đưa nước Pháp lên đứng đầu từ vị trí số 5 năm 2016. “Tổng thống Macron đã nhận được sự ủy nhiệm lèo lái nước Pháp trải qua giai đoạn tiến hành các cuộc cải cách thân thiện với kinh doanh và Liên minh châu Âu (EU). Nổi lên từ những cải cách này có thể là một nước Pháp năng động, mạnh mẽ hơn, đóng vai trò đầu tàu ở EU và nhìn chung, Pháp cũng như thể hiện vai trò lãnh đạo lớn hơn trên toàn cầu” – báo cáo nhận định

 

Tuy nhiên, các tác giả bản nghiên cứu cũng nói rõ: việc nước Pháp nổi trội lên như cường quốc số một thế giới về quyền lực mềm còn nhờ vào những lợi thế có từ lâu. Pháp là một trong những quốc gia có mạng lưới ngoại giao tốt nhất trên thế giới nếu xét về khía cạnh tư cách thành viên của các thể chế đa phương và quốc tế. Bên cạnh đó, Pháp vẫn tiếp tục là địa điểm du lịch hàng đầu thế giới, với 82,5 triệu lượt khách trong năm 2016, cho dù đã xảy ra các cuộc khủng bố làm 230 người thiệt mạng, kể từ năm 2015.

 

Điều đáng nói là Mỹ mặc dù bị mất ngôi vị đầu bảng nhưng lại tụt xuống tận vị trí thứ ba. Điều này được cho là một phần vì ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống. Nhận định về sự kiện này, chuyên gia phân tích Jonathan McClory nói với tạp chí Newsweek: “Kết quả năm nay sẽ làm dấy lên mối lo ngại đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Bảng xếp hạng còn cho thấy thanh danh và tầm ảnh hưởng trên toàn cầu của Mỹ đã sụt giảm. Chính sách đặt đất nước lên trên hết của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã khiến Mỹ bị cô lập”.

 

Tác giả của chỉ số Soft Power 30 cho biết chính sách "America First" của chính quyền Trump đã có một tác động tiêu cực đến bảng xếp hạng của Hoa Kỳ                  Photo: AFP

 

Trong khi đó, Trung Quốc gây chú ý khi vươn lên vị trí 25 từ hạng 28 năm 2016 và 30 năm 2015 nhờ cải thiện hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, chính quyền, công tác bầu cử và giáo dục so với năm ngoái. Góp phần nâng vị trí quyền lực mềm của Trung Quốc là những yếu tố như mở cửa hàng trăm Viện Khổng Tử khắp thế giới, quảng bá các nhãn hiệu nội địa ở tầm quốc tế và tăng cường chi tiêu cho đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng hình ảnh của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đường lối cứng rắn trong chính sách đối ngoại và sự gia tăng chi tiêu quốc phòng.

 

 

 

 

 

Fabrizio Bensch/Reuters

 

 

 

 

 

 

Ngoài Anh đứng thứ 2, Đức và Canada xếp hạng 4 và 5 trong khi Nhật Bản là quốc gia châu Á được đánh giá cao nhất với hạng 6. Nga lên 5 hạng nhưng vẫn nằm trong nhóm 5 nước cuối bảng, cùng với Cộng hòa Séc, Hungary, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó cho thấy những nước từ chối người di cư có ít quyền lực mềm hơn. Riêng ở Brazil, thành công của Olympics 2016 đã bị phủ bóng bởi sự kiện luận tội cựu tổng thống Dilma Rousseff và tình hình kinh tế bất ổn theo sau đó.

 

Bình luận về bảng xếp hạng “The Soft Power 30” năm nay, Joseph Nye nhấn mạnh: “Trong những tình huống thông thường, quyền lực mềm là một tài sản tương đối ổn định. Thế nhưng, giờ là những thời điểm không bình thường. Kết quả xếp hạng năm nay phản ánh sự thay đổi thế cân bằng về tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Châu Âu đã lấy lại được niềm tin, quyền lực mềm của các nước châu Á phát triển. Trong khi đó, chủ trương “nước Mỹ là trên hết” của Donald Trump tiếp tục hủy hoại quyền lực mềm của Hoa Kỳ.

 

 Nguồn Trung tâm thông tin công tác tư tưởng Thành phố