Phần đầu tiênlà thay đổi thực trạng theo hướng có lợi cho Trung Quốc ở bất cứ nơi nào có thể nhằm thúc đẩy yêu sách của Trung Quốc như đã vạch ra trong “đường lưỡi bò”. Các hoạt động được tiến hành rất đa dạng, từ cải tạo đất ở một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa cho đến ngang nhiên chiếm lấy các thực thể như bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham).

Trọng tâm thực sự của phần tiếp cận này nằm ở chỗ Trung Quốc hành động theo từng bước một, không để bất kỳ một động thái đơn lẻ nào đủ mạnh đến mức kéo Mỹ vào xung đột hay khiến các nước tranh chấp trong ASEAN phải bắt tay với Washington hoặc các chủ thể khác nhằm chống lại Bắc Kinh. Những hành động này nhằm củng cố được cho lập trường của Trung Quốc về lâu về dài.

Phần thứ haiđược tiến hành đồng thời đó là tiếp tục thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á, kéo các nước này lại gần hơn trong quỹ đạo của Trung Quốc. Biện pháp này không chỉ thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường vai trò lãnh đạo khu vực của Trung Quốc mà còn khiến các nước ASEAN phải suy nghĩ về việc thách thức Bắc Kinh trên Biển Đông.

Chiến lược này góp phần duy trì sự chia rẽ trong nội khối ASEAN, đặc biệt là các nước dễ ngả theo mong muốn của Trung Quốc nhằm tiếp tục thúc đẩy phương án giải quyết tranh chấp song phương, thay vì phải giải quyết với cả khối ASEAN.

Theo thời gian, Trung Quốc mong muốn chiến lược “quyết đoán tiệm tiến” sẽ thay đổi hiện trạng theo hướng rất có lợi cho mình và giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng của các nước ASEAN, khiến các nước này không thể xoay chuyển tình huống nữa.

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn đầu năm 2015, Trung Quốc có thể thay đổi chiến lược hoặc ít nhất là làm dịu đi tình hình căng thẳng trên Biển Đông.

Tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương về Quan hệ Đối ngoại vào tháng 12/2014, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khẳng định, Trung Quốc sẽ tập trung vào việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng hơn là với các cường quốc khác. Điều này cho phép Trung Quốc cải thiện quan hệ với một số nước ASEAN cũng như dành thời gian cho các sáng kiến kinh tế “cùng có lợi” của họ như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á hay “Con đườngt lụa trên biển”trong thế XXI.

Trung Quốc cũng tuyên bố năm 2015 là “năm của hợp tác biển giữa ASEAN và Trung Quốc”, Trung Quốc sẽ triển khai các dự án thuộc Quỹ Hợp tác Biển Trung Quốc – ASEAN mà nước Trung Quốc thiết lập vào năm 2012. Điều này mang ý nghĩa quan trọng bởi những dự án này có liên quan tới Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN. Thúc đẩy các dự án này cho phép Bắc Kinh khẳng định rằng, Trung Quốc vẫn nghiêm chỉnh tuân thủ DOC kể cả khi nước này tiếp tục trì hoãn đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc hơn (COC).

Trên bình diện song phương, Bắc Kinh đã đầu tư thời gian hàn gắn quan hệ với một số nước có quan hệ căng thẳng trong khu vực ASEAN.

Nhìn chung, ngoại giao quyền lực mềm của Trung Quốc trong thời gian qua tỏ ra khá ấn tượng: từ động thái chiến lược của các quan chức cao cấp Trung Quốc đăng các bài xã luận về quan hệ ASEAN – Trung Quốc trên một số báo của Đông Nam Á cho đến việc đạt được các thỏa thuận kinh tế với Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Rõ ràng, Trung Quốc đã nhận ra rằng năm 2015 sẽ là một năm then chốt đối với hội nhập kinh tế khu vực với Hiệp định Đối tác Kinh tế khu vực toàn diện (RCEP) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn dắt được kì vọng sẽ kí kết, chính vì vậy, Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách ngoại giao phù hợp với bối cảnh.

Tuy nhiên, với cái cách mà Trung Quốc đã hành xử trong quá khứ, người ta có lý do để nghi ngờ rằng mọi động thái trên không gì khác cũng chỉ là một sự thay đổi tạm thời về chiến thuật của Bắc Kinh, về lâu dài, những tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông là không thay đổi.

 Theo các nhà phân tích, mặc dù Trung Quốc quyết định tập trung hơn vào các nước láng giềng của mình thay vì các cường quốc lớn, thì nước này cũng không thể xem nhẹ những động thái của Mỹ ở Biển Đông và những ảnh hưởng tiềm tàng của Washington đối với hành vi của Bắc Kinh. Năm 2014 Mỹ đang can dự sâu hơn vào vấn đề Biển Đông, qua các động thái như ký kết Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines, nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam, ký kết thỏa thuận đối tác toàn diện với Malaysia trong đó bao gồm hợp tác về an ninh hàng hải và việc Bộ Ngoại giao Mỹ xuất bản một nghiên cứu về “đường lưỡi bò”và các biện pháp khác cũng đang tính toán cho năm 2015 và xa hơn nữa.

Với việc Mỹ tham gia nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông, trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016 đang tới gần, khả năng Trung Quốc phản ứng tiêu cực với những động thái của Mỹ hoặc chủ động thách thức ý chí của chính quyền Obama sẽ gia tăng rất nhiều. Tất cả những điều này cho thấy, dù Trung Quốc có điều chỉnh cách tiếp cận Biển Đông, thì năm 2015 vẫn sẽ là một năm đầy biến động về vấn đề Biển Đông.

(nguồn tổng hợp từ Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng)